Trang chủ C# cơ bản Biến trong C#

Biến trong C#

Nguyễn Dương 07-06-2024

Trong toán học chúng ta được biết biến là một số có giá trị bất kỳ, không có giá trị nhất định, biến số có thể thay đổi giá trị tùy từng tình huống. 
Ví dụ: Cho y = x + 2 
- Nếu y = 5 => x = 3
- Nếu y = 7 => x = 5

Biến trong C#


Trong lập trình thì biến cũng được hiểu tương tự: 
  • Là một giá trị dữ liệu có thể thay đổi được.
  • Là tên gọi tham chiếu đến một vùng nhớ nào đó trong bộ nhớ
  • Là thành phần cốt lõi, không thể thiếu của một ngôn ngữ lập trình

CÁCH KHAI BÁO BIẾN TRONG C#

Cú phápKiểu_dữ_liệu Tên_biến
Ví dụ: int a = 6;
          string x="quantrimaytinh.com";

QUY TẮC ĐẶT TÊN BIẾN TRONG C#

Quy tắc chung

- Không được đặt tên biến là chữ Tiếng Việt có dấu
- Không được bắt đầu bằng số
- Tên biến là một chuỗi ký tự liên tiếp không chứa khoảng trắng và ký tự đặc biệt
- Tên biến không được trùng nhau
- Tên biến không được trùng với từ khóa

Ngoài ra các lập trình viên cũng đề ra một số quy tắc đặt tên biến để giúp mọi người dễ quản lý và đọc code của nhau.

Quy tắc Pascal

Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi từ, thường được dùng để đặt tên cho hàm, Interface, Enum, ......
Ví dụ: QuanTriMayTinh

Quy tắc lạc đà

Viết thường từ đầu tiên và viết hoa chữ cái đầu tiên của các từ tiếp theo. Thường được dùng để đặt tên cho các biến có phạm vi truy cập là private hoặc protected, các tham số của hàm.
Ví dụ: quanTriMayTinh

LƯU Ý KHI ĐẶT TÊN BIẾN

- Nên đặt tên ngắn gọn dễ hiểu, thể hiện rõ mục đích của biến. Ví dụ như: Name, Tuoi, GioiTinh......
- Không nên đặt tên biến bằng 1 ký tự như x, y, m, n (trừ trường hợp đặc biệt) vì như vậy sẽ rất khó nhớ nó dùng để làm gì, người khác đọc code cũng sẽ khó hiểu, mất thời gian xem đi xem lại.
- C# có phân biệt chữ hoa chữ thường vậy bạn nên cẩn trọng khi đặt tên biến.

Đây là những quy tắc chung của mọi lập trình viên, bạn thích làm khác đi theo cách riêng của bạn thì cũng được, về lý thuyết nó chả sai nhưng khi gặp lỗi thì người khác khó lòng giúp bạn được. 

Bài tập thực hành


Viết chương trình dạng Console App để tính lương của một nhân viên. Biết rằng:
Lương = package * 50 + distance * 75 + shift * 50 * 0.1 + feedback + call + electric + other

Trong đó: 
  • Package : số gói hàng được gửi
  • Distance: khoảng cách gửi
  • Shift : số ngày làm việc
  • Feedback : Số lượng ý kiến tốt được phản hồi từ khách hàng
  • Call : Số lượng cuộc gọi đã tiếp nhận từ khách hàng
  • Electric : Số tiền thanh toán trực tuyến cho nhân viên
  • Other: Số tiền thanh toán thêm

Bài làm mẫu

Bước 1: Tạo chương trình Console App (.NET Framework)

Bước 2: Gõ chương trình mẫu dưới đây
using System;
using System.Collections.Generic;
using System.Linq;
using System.Text;
using System.Threading.Tasks;

namespace ConsoleApp
{
    class Program
    {
        static void Main(string[] args)
        {
            //Khai báo biến
            float Salary, Package, Distance, Shift, Electric, Other;
            int Call, FeedBack;

            //Hiển thị tiếng Việt
            Console.OutputEncoding = Encoding.UTF8;

            //Nhập dữ liệu tính lương
            Console.Write("Số gói hàng được gửi: ");
            Package = float.Parse(Console.ReadLine());
            Console.Write("Khoảng cách gửi hàng: ");
            Distance = float.Parse(Console.ReadLine());
            Console.Write("Số ngày làm việc: ");
            Shift = float.Parse(Console.ReadLine());
            Console.Write("Số tiền thanh toán trực tuyến cho nhân viên: ");
            Electric = float.Parse(Console.ReadLine());
            Console.Write("Phụ cấp cho nhân viên: ");
            Other = float.Parse(Console.ReadLine());
            Console.Write("Số cuộc gọi cho khách hàng: ");
            Call = Convert.ToInt32(Console.ReadLine());
            Console.Write("Số ý kiến phản hồi của khách hàng: ");
            FeedBack = Convert.ToInt32(Console.ReadLine());
            
            //Tính lương
            Salary = Package * 50 + Distance * 75 + Shift * 50 * 0.1F + Call + FeedBack + Electric + Other;
            Console.WriteLine("tong luong la {0} dong ", string.Format("{0:n}", Salary));

            Console.Read();
        }
    }
}

Bước 3: Chạy thử nghiệm chương trình

Bài viết liên quan

Hàm đệ quy trong C# Hàm đệ quy trong C#
enum trong C# enum trong C#
Struct trong C# Struct trong C#
Lớp String trong C# Lớp String trong C#
Vòng lặp foreach trong C# Vòng lặp foreach trong C#
Mảng đa chiều, mảng của mảng trong C# Mảng đa chiều, mảng của mảng trong C#