Cách chia sẻ dữ liệu trong mạng LAN
Nguyễn Dương 07-06-2024LAN là từ viết tắt của Local Area Network nghĩa là mạng máy tính cục bộ. Đây là một hệ thống mạng gồm từ 2 máy tính trở lên, kết nối với nhau trong một phạm vi nhỏ. Thường được lắp đặt sử dụng trong các cơ quan, công ty, trường học .........
Việc ghép nối các thiết bị trong cùng một hệ thống cho phép các thiết bị này trao đổi dữ liệu với nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng (chia sẻ tập tin, hình ảnh, máy in, …).
Cùng với sự phát triển công nghệ, mạng LAN ngày càng được phát triển và hoạt động với nhiều hình thức khác, ví dụ như WAN - các mạng LAN được kết nối lại với nhau thông qua thiết bị định tuyến (Router) hay WLAN (Wireless Local Network Area) mạng LAN không dây - các máy tính kết nối vào mạng thông qua Wi-Fi.
Việc trao đổi và chia sẻ dữ liệu qua USB sẽ khá bất tiện vì chúng ta phải mất công di chuyển. Việc trao đổi dữ liệu thông qua cổng USB sẽ chậm hơn rất nhiều so với thông qua mạng LAN. Nếu trao đổi, chia sẻ dữ liệu qua mạng Internet thì sẽ không đảm bảo tính bảo mật cho một số văn bản, dữ liệu lưu hành nội bộ và tốc độ đường truyền cũng không thể bằng mạng LAN được. Chưa kể đối với lượng dữ liệu lớn, thì không phải ai cũng đủ tiền mua ổ cứng ngoài, gửi qua mạng internet thì cực kỳ lâu.
Vậy nên, trong cùng một cơ quan thì việc chia sẻ dữ liệu qua mạng LAN là một việc cần thiết.
I. THIẾT LẬP CHẾ ĐỘ CHIA SẺ
Bước 1: Tìm và chọn chương trình Control Panel
Bước 2: Bạn tìm và truy cập vào Network and Sharing Center rồi chọn Change advanced sharing settings
Bước 3: Tùy chọn cài đặt cho việc chia sẻ dữ liệu
- Tại phần Private (Home or work) bạn chọn như sau:
- Tại phần Guest or Public (Public) bạn chọn như sau:
- Tại phần All networks (đối với Win 10), chọn như sau
- Cuối cùng là click chọn Save changes
II. CHIA SẺ DỮ LIỆU VÀO MẠNG LAN
1. Chia sẻ tất cả dữ liệu trong 1 ổ cứng
Bước 1: Click chuột phải vào ổ cần chia sẻ, chọn Properties
Bước 2: Chọn tab Sharing rồi click chọn Advanced Sharing
Bước 3:
- Tích chọn ô Share this folder
- Đặt tên hiển thị cho ổ trong mạng LAN. Việc đặt tên này để mọi người dễ phân biệt với các máy tính khác cũng được chia sẻ.
- Trong phần Limit the number of simultaneous uses to: Bạn chọn giới hạn số người được truy cập
- Click chọn Permissions
Bước 4: Tại đây có 3 lựa chọn
- Full control: Cho phép người khác toàn quyền sử dụng với dữ liệu được chia sẻ
- Change: Cho phép thay đổi dữ liệu
- Read: Chỉ cho phép đọc dữ liệu
- Full control: Cho phép người khác toàn quyền sử dụng với dữ liệu được chia sẻ
- Change: Cho phép thay đổi dữ liệu
- Read: Chỉ cho phép đọc dữ liệu
Cuối cùng là chọn OK.
2. Chia sẻ file hoặc folder
- Đối với Win 10
Bước 1: Click chuột phải vào file hoặc thư mục cần chia sẻ rồi chọn dòng Properties
- Đối với Win 7
Bạn click chuột phải vào folder hoặc file cần chia sẻ rồi chọn Share with => Specific people. Sau đó thao tác tương tự phần trên.
Bạn click chuột phải vào folder hoặc file cần chia sẻ rồi chọn Share with => Specific people. Sau đó thao tác tương tự phần trên.
III. CÁCH TRUY CẬP VÀO MÁY TÍNH KHÁC TRONG MẠNG LAN
Có 3 cách truy cập vào máy tính khác trong mạng LAN để trao đổi và chia sẻ dữ liệu
1. Bấm tổ hợp phím Windows + R, gõ lệnh \\tên_máy_tính_trong_mạng_LAN
2. Bấm tổ hợp phím Windows + R, gõ lệnh \\địa_chỉ_IP
3. Truy cập qua Network
Lời kết: Khi tùy chỉnh để chia sẻ dữ liệu qua mạng LAN các bạn cần chú ý kỹ, tuy đơn giản nhưng cũng có khá nhiều bước, chỉ cần thiếu một chi tiết cũng có thể xảy ra lỗi.
Bài viết liên quan
Cách đổi màn hình chính khi kết nối nhiều màn hình trong Ubuntu
Cách đổi màn hình chính trong Windows 11
Cách sửa lỗi "you'll need to provide administrator permission......" khi cut, copy, delete file, folder
Cách hẹn giờ tắt máy tính, hẹn giờ khởi động lại, ngủ đông
Cách xoay chiều màn hình trong Windows 10
Cách chụp ảnh màn hình máy tính trong Windows 10