Trang chủ Cafe công nghệ Công nghệ 4.0 là gì

Công nghệ 4.0 là gì

Nguyễn Dương 06-06-2024

Chắc các bạn đã từng nghe cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 hoặc công nghệ 4.0 rồi. Vậy nó là gì? Còn 1.0; 2.0; 3.0 là gì? Ứng dụng của nó như thế nào. Trong bài viết này mình sẽ giải thích rõ cho các bạn.



Định nghĩa: Cách mạng công nghiệp 4.0 hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên thế giới đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó sẽ mang đến nhiều tiềm năng phát triển kinh tế đất nước nhưng cũng tiềm tàng nhiều rủi ro. 

Lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp:

Cách mạng công nghiệp 1.0: Năm 1787, con người phát minh ra động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, tăng năng suất lao động cho rất nhiều lĩnh vực. Công nhân lao động không còn phải làm việc hoàn toàn bằng tay chân



Cách mạng công nghiệp 2.0: Năm 1870, con người phát minh ra điện, động cơ điện. Từ đó, có các dây chuyền sản xuất hàng loạt. 


Cách mạng công nghiệp 3.0: Con người phát hiện ra chất bán dẫn. Từ đó phát minh, sáng chế ra các thiết bị điện tử. Tiếp theo là phát minh ra máy tính, internet và công nghệ tự động hóa.



Cách mạng công nghiệp 4.0: Phát triển trên 03 lĩnh vực chính là kỹ thuật số, công nghệ sinh học và vật lý. Công nghệ 4.0 có thể kết nối mọi thứ với nhau, xóa nhòa đi khoảng cách địa lý.


Biểu đồ hình thành 4 cuộc cách mạng

Ứng dụng của công nghệ 4.0
Ứng dụng đơn giản nhất là bạn có thể ngồi một chỗ điều khiển thiết bị gia dụng trong nhà, đặt vé máy nay, mua hàng qua mạng hay thanh toán trực tuyến. Kể cả thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước hay nạp thẻ điện thoại. Gần đây chúng ta thấy có hãng taxi lớn nhất thế giới đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam là Grap. Họ đã ứng dụng công nghệ 4.0 vào công việc. 

1. Kỹ thuật số
Các yếu tố cốt lõi của công nghệ kỹ thuật số 4.0 là: Trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và big data. 

Trí tuệ nhân tạo - AI (tên đầy đủ là Artificial Intelligence ): Được hiểu như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (tiếng Anh: machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Cụ thể, trí tuệ nhân tạo giúp máy tính có được những trí tuệ của con người như: biết suy nghĩ và lập luận để giải quyết vấn đề, biết giao tiếp do hiểu ngôn ngữ, tiếng nói, biết học và tự thích nghi. v.v….

Vạn vật kết nối - IOT (Internet Of Things): Theo định nghĩa của Wikipedia mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet viết tắt là IoT (tiếng Anh: Internet of Things) là một kịch bản của thế giới, khi mà mỗi đồ vật, con người được cung cấp một định danh của riêng mình, và tất cả có khả năng truyền tải, trao đổi thông tin, dữ liệu qua một mạng duy nhất mà không cần đến sự tương tác trực tiếp giữa người với người, hay người với máy tính. IoT đã phát triển từ sự hội tụ của công nghệ không dây, công nghệ vi cơ điện tử và Internet. Nói đơn giản là một tập hợp các thiết bị có khả năng kết nối với nhau, với Internet và với thế giới bên ngoài để thực hiện một công việc nào đó.

Big Data:Theo định nghĩa của Gartner: “Big Data là tài sản thông tin, mà những thông tin này có khối lượng dữ liệu lớn, tốc độ cao và dữ liệu đa dạng, đòi hỏi phải có công nghệ mới để xử lý hiệu quả nhằm đưa ra được các quyết định hiệu quả, khám phá được các yếu tố ẩn sâu trong dữ liệu và tối ưu hóa được quá trình xử lý dữ liệu”

2. Công nghệ sinh học
nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.
Nhiều căn bệnh khó chữa của chúng ta, từ bệnh tim cho đến ung thư, các bệnh hiểm nghèo ...v...v... đều sẽ được chữa trị với chi phí hợp lý và thời gian nhanh chóng. Tương lai sẽ cách mạng hóa việc chăm sóc sức khỏe theo hướng cá nhân hoá. 

3. Vật lý
Chế tạo robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano….
Gần đây các bạn xem thời sự chắc nghe nói có một thanh niên nước ngoài tự chế tạo khẩu súng bằng công nghệ in 3D đúng không. Hay một chiếc siêu xe có thể chế tạo trong vòng 2 ngày. Tất cả nhờ có công nghệ in 3D mà việc sản xuất trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. 

Rủi ro của công nghệ 4.0 đem lại

Vì sự can thiệp của trí tuệ nhân tạo, robot ... và các công nghệ khác quá nhiều nên sẽ không cần sức lao động của con người nữa, phá vỡ thị trường lao động. Robot dần dần sẽ thay thế con người. 
Nhờ có sự kết nối với nhau nên con người càng ngày càng trở nên lười biếng, không còn vận động thường xuyên mà chỉ ngồi một chỗ

Công nghệ 4.0 ảnh hưởng tới Việt Nam như thế nào


Việt Nam chúng ta hiện đang có những tín hiệu bước đầu tiếp cận với công nghệ 4.0. Các bạn có thể thấy hiện nay chúng ta đang sử dụng rất nhiều ứng dụng công nghệ cho đời sống sinh hoạt. Các công ty doanh nghiệp hiện đang áp dụng công nghệ 4.0 vào các dây chuyền sản xuất, công nhân lao động ngày càng đòi hỏi trình độ cao hơn, không còn can thiệp nhiều bằng lao động chân tay

Theo ông Lê Thanh Tâm chia sẻ: Việt Nam đang đối mặt với rất nhiều thách thức, bởi nền kinh tế Việt Nam cũng giống một số nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nền sản xuất còn cho năng suất thấp, áp dụng khoa học công nghệ rất hạn chế, không có những tập đoàn, công ty thuộc top hàng đầu thế giới,.. Vậy nên Việt Nam không còn cách nào khác là nỗ lực tiếp nhận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này nhằm thay đổi đất nước

Theo TS. Lê Đăng Doanh: Cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là cái gì xa xôi đối với các doanh nghiệp Việt Nam nữa, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụng người máy vào dây chuyền sản xuất của mình. Trước kia thì chỉ có doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) như Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản đầu tư robot vào chuỗi sản xuất trong ngành công nghiệp nhựa, công nghiệp lắp ráp ô tô,…nhưng đến bây giờ, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng thấy lợi và đầu tư vào. Nhiều doanh nghiệp lắp dây chuyền tự động, robot hiện đại là lập tức “thải” ngay vài trăm công nhân. Tôi cho rằng, đây là một thách thức rất lớn đối với Việt Nam. Về lâu về dài đã có dự báo là đến 86% lao động của ngành may mặc và da giày của Việt Nam sẽ mất việc trong vòng 15 năm tới

Lời kết: 
Nói chung Công nghệ 4.0 hiện tại sẽ đem đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích, thúc đẩy nền kinh tế Quốc gia phát triển vượt bậc. Nhưng trong tương lai cũng tiềm tàng nhiều rủi ro, vô vàn thách thức và khó khăn

Bài viết liên quan

Winrar có thực sự miễn phí Winrar có thực sự miễn phí
Youtuber kiếm tiền bằng cách nào Youtuber kiếm tiền bằng cách nào
Registry là gì Registry là gì
Cấu tạo của máy tính gồm những gì Cấu tạo của máy tính gồm những gì
Tại sao Laptop chơi game yếu hơn PC Tại sao Laptop chơi game yếu hơn PC
Mạng xã hội thu thập thông tin người dùng để làm gì Mạng xã hội thu thập thông tin người dùng để làm gì