Trang chủ Thủ thuật máy tính Kết nối với máy in qua mạng LAN, Wifi

Kết nối với máy in qua mạng LAN, Wifi

Nguyễn Dương 06-06-2024

Chắc hẳn trong công ty hoặc văn phòng của các bạn làm không thể trang bị cho mỗi người 1 chiếc máy in được. Việc dùng chung máy in là chuyện bình thường. Nhưng mình thấy rất nhiều nơi, mỗi khi mượn máy in để in ấn thì lại phải dùng USB để copy dữ liệu rồi mang đi mang lại. Điều này khá bất tiện. 


Nay trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cho các bạn cách kết nối máy in thông qua mạng LAN, Wifi. Các bạn hãy tham khảo để áp dụng nhé. 



1. CÀI ĐẶT CHO MÁY CHỦ (MÁY KẾT NỐI TRỰC TIẾP VỚI MÁY IN)

Bước 1: Bạn truy cập vào Control Panel


Bước 2: Tìm và truy cập vào mục View devices and printers.

Bước 3: Bạn click chuột phải vào máy in đang kết nối trực tiếp, chọn Printer properties.


Bước 4: Chọn thẻ Sharing, đánh dấu tích vào ô Share this printer. Sau đó gõ tên hiển thị trên mạng LAN cho máy in rồi chọn OK
Bạn nên gõ tên riêng cho máy in để những người khác dễ phân biệt. Ví dụ, máy in nằm ở vị trí của anh Nguyễn Dương nên mình gõ thêm tên Nguyễn Dương. Nếu nhiều phòng cùng dùng chung máy in thì nên gõ tên phòng vào, ví dụ Canon LBP2900 - Phòng kế toán


Bước 5: Bạn truy cập vào Network thấy máy in được hiển thị trên mạng LAN thì là đã chia sẻ thành công. 


- Đối với máy khách, bạn cũng có thể truy cập vào phần này rồi click vào máy in để kết nối. Nhưng trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn theo cách cơ bản.



Bước 6: Bạn truy cập vào Control Panel => Netword and Internet => Netword and Sharing Center. Tại đây chọn mục Change advanced sharing settings.  


Bước 7: Bạn tìm đến mục File and printer sharing, chọn dòng Turn on file and printer sharing

Bước 8: Chọn phần All Networks, tìm đến mục Password protected sharing, chọn dòng Turn off password protected sharing. Sau đó chọn Save changes



2. CÀI ĐẶT KẾT NỐI MÁY KHÁCH VỚI MÁY IN

Bước 1: Bạn truy cập vào Devices and Printers, click chọn Add a printer


Bước 2: Chọn Add a network, wireless or Bluetooth printer


Bước 3: Bạn chọn máy in rồi chọn Next.


Bước 4: Xuất hiện bảng cảnh báo, bạn chọn Install driver. Máy tính sẽ tải và cài đặt driver máy in từ máy chủ. 


- Đợi máy tính cài đặt driver máy in


Bước 5: Giờ máy in đã được kết nối rồi đó, bạn hãy chọn Next.


- Đánh dấu tích vào ô Set as the default printer để chọn làm máy in mặc định rồi chọn Finish để hoàn tất. 


- Bạn có thể truy cập lại vào phần Devices and printers để kiểm tra xem máy in đã được kết nối chưa. 


Vậy là xong, giờ bạn có thể ngồi 1 chỗ và in ấn được rồi, không cần phải copy dữ liệu rồi đi đi lại lại nhiều lần nữa. Rất tiện lợi đúng không nào.

Bài viết liên quan

Cách đổi màn hình chính khi kết nối nhiều màn hình trong Ubuntu Cách đổi màn hình chính khi kết nối nhiều màn hình trong Ubuntu
Cách đổi màn hình chính trong Windows 11 Cách đổi màn hình chính trong Windows 11
Cách sửa lỗi "you'll need to provide administrator permission......" khi cut, copy, delete file, folder Cách sửa lỗi "you'll need to provide administrator permission......" khi cut, copy, delete file, folder
Cách hẹn giờ tắt máy tính, hẹn giờ khởi động lại, ngủ đông Cách hẹn giờ tắt máy tính, hẹn giờ khởi động lại, ngủ đông
Cách xoay chiều màn hình trong Windows 10 Cách xoay chiều màn hình trong Windows 10
Cách chụp ảnh màn hình máy tính trong Windows 10 Cách chụp ảnh màn hình máy tính trong Windows 10