Ngôn ngữ lập trình và phần mềm
Nguyễn Dương 06-06-2024I. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH:
Ngôn ngữ lập trình là ngôn ngữ dùng để diễn tả thuật toán sao cho máy tính hiểu và thực hiện được. Nó được tạo thành bởi một hệ thống các ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, trao đổi và truyền thông tin. Đây là ngôn ngữ do con người tạo ra nhằm mục đích phục vụ việc giao tiếp giữa con người và máy tính.
Ngôn ngữ lập trình được phân làm 3 loại chính:
- Ngôn ngữ máy: Các lệnh được mã hóa bằng các kí hiệu 0 - 1. Chương trình được viết trên ngôn ngữ máy có thể được nạp vào bộ nhớ và thực hiện ngay. Lập trình trên ngôn ngữ máy rất khó, thường các chuyên gia mới làm được.
- Ngôn ngữ bậc thấp (Hợp ngữ): Sử dụng các từ viết tắt tiếng Anh để diễn tả câu lệnh. Chương trình viết bằng hợp ngữ phải được dịch sang ngôn ngữ máy thì CPU mới thực hiện được. Chương trình dịch này có tên là hợp dịch (Assembler). Hợp dịch sẽ dịch mỗi dòng lệnh của hợp ngữ sang một chỉ thị của ngôn ngữ máy.
- Ngôn ngữ bậc cao: Các lệnh được mã hóa bằng ngôn ngữ gần với ngôn ngữ Tiếng Anh. Chương trình viết trên ngôn ngữ bậc cao phải được chuyển đổi thành chương trình trên ngôn ngữ máy thì máy mới thực hiện được.
II. LẬP TRÌNH:
Lập trình là việc sử dụng cấu trúc dữ liệu và các lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán.
III. PHẦN MỀM
1. Lệnh
- Lệnh là một thao tác mà chương trình hoặc phần mềm sử dụng để tác động lên hệ thống nhằm thực hiện một công việc nào đó.
- Thông thường lệnh có dạng: Mã lệnh - Toán hạng
+ Mã lệnh: Là dãy ký tự do ngôn ngữ lập trình quy định mang ý nghĩa gợi nhớ một thao tác.
+ Toán hạng: Thường là phần dữ liệu của lệnh.
2. Chương trình
- Chương trình là một dãy liên tiếp các lệnh được sắp xếp theo một quy trình. Các lệnh trong chương trình được thực hiện tuần tự từ trái sang phải và từ trên xuống dưới.
- Có 3 loại chương trình là: Chương trình nguồn, chương trình đích và chương trình dịch.
+ Chương trình nguồn: Là chường trình do người sử dụng soạn ra (sử dụng bộ soạn thảo chương trình do phần mềm ngôn ngữ lập trình cung cấp), đôi khi còn được gọi là văn bản chương trình. Chương trình nguồn không thực thi được trên máy tính.
+ Chương trình đích: Còn được gọi là chương trình mã máy (gồm các dãy số nhị phần được sắp xếp theo một trật tự nhất định). Chương trình đích thực thi được trên máy tính.
+ Chương trình dịch: Chương trình này kèm theo phần mềm ngôn ngữ lập trình, có nhiệm vụ chuyển đổi chương trình nguồn thành chương trình đích. Có 2 dạng chương trình dịch là thông dịch (interpreter) và biên dịch (compiler).
_ Thông dịch: dịch từng câu lệnh và thực thi. Loại chương trình này không phù hợp với những chương trình nguồn có số dòng lệnh lớn.
_ Biên dịch: dịch toàn bộ chương trình và thực thi.
_ Biên dịch: dịch toàn bộ chương trình và thực thi.
Bài viết liên quan
Thuật toán
Ngôn ngữ lập trình và phần mềm
Tổng quan phần cứng máy tính
Phép toán nhị phân
Khái niệm công nghệ thông tin, đơn vị đo thông tin