Tạo USB DLC Boot 2019 - Cứu hộ máy tính
Nguyễn Dương 06-06-2024Khi nhắc đến DLC BOOT thì chắc ai cũng nghĩ ngay đến Trần Duy Linh. Đây là một bộ công cụ cứu hộ máy tính tuyệt vời, được tích hợp rất nhiều công cụ cứu hộ, test, sao lưu, phục hồi, antivirus, phá mật khẩu .......
Đối với các bạn là kỹ thuật viên thế hệ 8x, 9x đời đầu thì chắc không lạ lẫm gì bộ công cụ này. Với các phiên bản trước, để tạo một USB cứu hộ thì mất khá nhiều thao tác và phải tải thêm phần mềm như Grub4Dos, USB disk format. Với các phiên bản gần đây thì đã có sẵn tính năng tạo USB DLC Boot trong bộ công cụ này, chỉ cần vài thao tác đơn giản rồi ngồi đợi là xong.
Với phiên bản DLC BOOT 2019, các công cụ cứu hộ máy tính đều đã được update lên phiên bản mới nhất, đầy đủ các công cụ và hoạt động rất ổn định. Bạn có thể boot trên các máy tính chạy chuẩn Legacy, UEFI. Có thể boot từ USB, HDD Box, BOOT LAN, Android.
Bước 1: Bạn Format lại USB để làm mới nó. Bạn có thể bỏ qua bước này nếu muốn vì trong phần tạo USB Boot của bộ công cụ này cũng có chức năng Format USB. Nhưng theo thói quen của mình thì mình đều làm sạch USB trước khi thao tác với nó.
- Bạn click chuột phải vào ổ USB chọn Format
- Đánh dấu tích vào Quick Format để làm cho nhanh rồi click chọn Start
- Xuất hiện bảng cảnh báo, bạn chọn OK
- Xuất hiện thông báo hoàn thành Format, bạn tiếp tục chọn OK
- Chọn Close để kết thúc quá trình Format
- Sau khi Format thì ổ USB sẽ trắng tinh như thế này
Bước 2: Bạn truy cập vào thư mục DLC Boot 2019, click chuột phải vào file DLCBoot.exe chọn Run as administrator
Bước 3: Bạn click vào icon tạo USB Boot ở cạnh chữ Win Soft
Bước 4: Xuất hiện hôp thoại bạn tùy chọn như sau:
1. Bạn đánh dấu tích chọn ổ USB cần tạo thành USB Boot
2. Trong phần Boot Kernel: Bạn chọn cái nào cũng được, còn mình chọn SysLinux vì theo tác giả thì giao diện nó đẹp hơn.
3. Trong phần Boot Type:
- Normal: Boot theo cách thông thường, chỉ có 1 phân vùng dữ liệu trên USB, vừa chứa file Boot vừa chứa dữ liệu khác.
- Hide: USB sẽ có 2 phân vùng, file Boot sẽ nằm ở phân vùng ẩn, dữ liệu khác sẽ nằm ở phân vùng còn lại. Phân vùng ẩn bạn phải điểu chỉnh dung lượng > 3,2 GB vì file Boot tầm khoảng 3,2 GB. Nên để hẳn là 3,5 GB để đề phòng sau này tích hợp thêm.
4. Trong phần USB Format:
- NTFS: Nếu bạn sử dụng tùy chọn này thì USB BOOT sẽ không BOOT được trên chuẩn UEFI, nhưng chứa được file có dung lượng > hơn 3.7 GB.
- NTFS (UEFI): Sử dụng lựa chọn này thì bạn sẽ boot được trên máy tính chuẩn UEFI và chứa được các file có dung lượng > 3.7 GB. Nếu bạn tạo USB Boot theo kiểu Normal thì nên chọn phần này.
- Fat 32 (UEFI): Nếu bạn sử dụng tùy chọn này thì USB BOOT sẽ BOOT được trên chuẩn UEFI, nhưng không chứa được file có dung lượng > hơn 3.7 GB. Nếu bạn chọn tạo file Boot trên phân vùng ẩn thì có thể chọn phần này vì file Boot chỉ tầm 3,2 GB, còn phân vùng dữ liệu vẫn có định dạng là NTFS nên vẫn chứa dữ liệu > 3,7 GB nhé.
5. Click chọn Create Boot
Bước 5: Bạn click chọn Yes
- Công việc bây giờ là ngồi đợi cho hệ thống cài đặt thôi, sẽ mất khá lâu đấy.
- Sau khi cài đặt xong, xuất hiện thông báo, bạn chọn OK. Bạn có thể chọn Test Boot để kiểm tra khả năng Boot của USB
- Boot trên chuẩn Legacy
- Boot trên chuẩn UEFI
Lời kết: Nào, bạn còn chần chừ gì nữa mà không trải nghiệm bản DLC BOOT 2019 này đi. Các công cụ trong phiên bản này sẽ không khiến bạn thất vọng 1 chút nào.
Bài viết liên quan
Cách đổi màn hình chính khi kết nối nhiều màn hình trong Ubuntu
Cách đổi màn hình chính trong Windows 11
Cách sửa lỗi "you'll need to provide administrator permission......" khi cut, copy, delete file, folder
Cách hẹn giờ tắt máy tính, hẹn giờ khởi động lại, ngủ đông
Cách xoay chiều màn hình trong Windows 10
Cách chụp ảnh màn hình máy tính trong Windows 10